08.05.2017 | Sale & Marketing
Đầu tiên, cần phải xác định rõ thế nào là user-generated content (UGC). Thuật ngữ UGC được hiểu là những website cho phép tương tác hai chiều từ doanh nghiệp sở hữu website đó với người sử dụng và ngược lại. Trong đó, nội dung do người dùng tự sản xuất có thể là những bình luận, đánh giá, check-in địa điểm hoặc bài đăng (text, ảnh, video,..) liên quan đến các tour, destination nổi bật,…
Trong một khảo sát nói rằng, UGC ảnh hưởng tới quyết định mua của khách hàng đến hơn 20% so với các phương tiện truyền thông khác. Bởi vì, chúng ta luôn có xu hướng tin tưởng vào đánh giá của người dùng bình thường hơn so với các lời quảng cáo hoa mỹ, màu mè.
Ví dụ như một doanh nghiệp chỉ cần vài ba review 1* kèm theo phàn nàn của khách hàng, có thể gây ra hiệu ứng tâm lý đám đông, khi những khách tiềm năng nhìn thấy và nhận xét ngay rằng doanh nghiệp đó không tốt. Đây thật sự là nguy cơ lớn đối với doanh nghiệp. Nhất là đối với những doanh nghiệp du lịch, khi khách hàng phải suy nghĩ, đắn đo bỏ tiền triệu, thậm chí hàng trục chiệu cho một chuyến đi, nên tâm lý cẩn thận là điều chắc chắn. Vậy phải làm như thế nào?
Dưới đây, sẽ là những phương pháp hiệu quả nhất khi doanh nghiệp du lịch muốn xây dựng hệ thống marketing UGC.
>>Xem thêm: “Marketing trải nghiệm: Một chiến lược hay trong ngành du lịch”
Bước đầu tiên để xây dựng cũng như tăng số lượng nội dung từ người dùng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp đó là phát triển nội dung từ các trang mạng xã hội lớn. Facebook, Instagram và Twitter là 3 platform lớn nhất được các doanh nghiệp du lịch sử dụng.
Facebook cho phép đăng tất cả mọi thứ về nội dung. Doanh nghiệp có thể quảng bá, tổ chức sự kiện, tạo khuyến mại đặc biệt cho những khách hàng tiềm năng của mình, thêm các ứng dụng để thu hút các ý kiến từ khách hàng của bạn hoặc thiết lập một ứng dụng đặt phòng cho đặt phòng trực tuyến dễ dàng hơn.
Làm cho mọi người "thích" bạn bằng cách không ngừng sáng tạo. Từ đó, có thể thu thập thêm được thêm rất nhiều những bình luận, đánh giá, chia sẻ của khách hàng, khiến trang fanpage của bạn trở nên sôi động hơn, và cũng có thể trực tiếp lấy những feedback, review tốt của khách hàng để quảng bá để tạo độ tin cũng như tăng thêm lượng tiếp cận.
Instagram là một nền tảng mạng xã hội rất dễ sử dụng. Hơn nữa, nó không (hoặc chưa) bị tác động quá nhiều bởi quảng cáo giống như Facebook. Do đó, Instagram là một kênh marketing vừa thân thiện lại vừa tiết kiệm. Chính vì vậy, việc thu hút được sự chú ý của người dùng trên Instagram dễ hơn nhiều so với trên Facebook. Hơn nữa, theo Entrepreneur, Instagram thúc đẩy sự tham gia của một người theo dõi (follower) nhiều gấp 58 lần Facebook và gấp 120 lần so với Twitter.
Tích cực hoạt động trên Instargam, sẽ mang về rất nhiều giá trị tích cực cho doanh nghiệp, khi độ tương tác tại đây còn cao hơn cả Facebook và gần như là lập tức. Hãy thường xuyên post bài đăng về kinh nghiệm, thông tin du lịch, bạn sẽ thu hút được rất nhiều follower có cùng sở thích để mở rộng hơn nữa hệ thống nội dung về du lịch.
Tính trực quan sinh động của Instagram chính là mảnh đất màu mỡ cho những nhà tiếp thị thích sáng tạo. Tuy nhiên, nếu bạn đang có kế hoạch sử dụng mạng xã hội này như một kênh tiếp thị, tốt nhất là nên vạch ra sẵn một số kế hoạch trước khi bắt tay vào thực hiện.
Với 302 triệu người dùng hàng tháng, Twitter là một nền tảng bạn không muốn bỏ qua để quảng bá cho thương hiệu của mình. Việc quảng bá trên Twitter có hạn chế lớn nhất đó là mất thời gian. Nhưng một khi bạn đã làm một trang website du lịch tuyệt vời thì có lý do gì bạn lại ngại bỏ công sức để quảng bá cho nó.
Cũng như các mạng xã hội khác, người dùng Twitter không phí thời gian lướt trang của bạn nếu trên đó không có gì thu hút và hấp dẫn. Để đạt được nhiều người theo dõi nhất, bạn cần xây dựng một hệ thống nội dung hấp dẫn, thường xuyên tweet, tác động qua lại và bắt kịp những xu hướng mới nhất.
Với 3 nền tảng mạng xã hội này, càng hoạt động tích cực, bạn càng có thể xây dựng và mở rộng hệ thống nội dung trực quan nhất từ chính những bình luận, chia sẻ của những người theo dõi. Biến mình thành doanh nghiệp du lịch đứng đầu hoàn toàn không quá khó khăn.
Hashtag trên mạng xã hội là một yếu tố thành công không thể thiếu. Khi nhiều người dùng post một status, ảnh cùng với một hashtag, nhiều thông tin liên quan sẽ được nhóm lại với nhau. Ví dụ khi bạn post hình ảnh có kèm hashtag #vietnam, khi người khác nhấn vào hashtag đó, có thể xem được tất cả những thông điệp chứa hashtag đó. Chính vì vậy, bạn có thể tìm kiếm và xây dựng nội dung từ Hashtag của người dùng với các cụm từ liên quan đến travel, tourism mà hoàn toàn phù hợp với xu hướng, sở thích du lịch của các khách hàng tiềm năng. Hashtag nên ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, độ dài tốt nhất là dưới 15 ký tự.
Khi sử dụng Hashtag, các thông điệp, nội dung được truyền tải đi rất nhanh. Ngay khi bạn vừa đăng trên mạng thì chỉ vài tích tắc sau thông báo đã đến điện thoại của người theo dõi. Hãy tận dụng lợi thế này để làm cho hệ thống nội dung của mình phát triển và lan tỏa rộng rãi. Bên cạnh đó, nội dung càng ngắn lại có thể tiếp cận đôc giả càng nhanh và càng nhiều. Bởi những cư dân mạng ngày nay đang bị quá tải bởi thông tin. Lượng thông tin quá nhiều mà chất lượng của tin quá ít. Đăng một tin nhắn không có nghĩa là nội dung sơ sài. Đó là cách thức để bạn tóm lược thông tin một cách thông minh và hàm ý hơn.
>>Xem thêm: "Bạn đã biết sử dụng hashtag hiệu quả?"
Những bình luận, đánh giá online là chìa khóa quan trọng trong chiến lược marketing thành công của doanh nghiệp du lịch. Ngay sau khi du khách của bạn hoàn thành xong chuyến đi của mình, hãy gửi yêu cầu và nhờ họ bình luận, đánh giá hay chia sẻ về chuyến đi trên các trang mạng xã hội, các trang OTA như TripAdvisor, Pagoda cũng như website online của doanh nghiệp. Hầu hết các khách hàng đều không có thói quen để lại bất kỳ nhận xét nào sau những chuyến đi. Có thể do họ không hài lòng hoặc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp không mang lại điều đặc biệt giúp họ có động lực để viết đánh giá về nó.
Để thúc đẩy khách hàng quay lại viết feedback, các công ty có thể tạo thêm các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá hoặc tặng miễn phí,…Những feedback này sẽ mang lại những thông tin trực quan và chân thực nhất đến với những khách hàng tiềm năng đang có ý định booking tour, dịch vụ của bạn. Những reviews trên website là “tín hiệu tin cậy” giúp truyền cảm hứng và tạo sự yên tâm trong tâm trí người tiêu dùng. Ngoài ra, việc thêm Reviews cũng sẽ góp phần giúp thúc đẩy tăng thứ hạng website trên các công cụ tìm kiếm.
Nguồn: Rezdy.com