chia sẻ:

5 sai lầm “chết người” các doanh nghiệp cần lưu ý khi chọn tên miền

06.06.2017 | Sale & Marketing

Chọn tên miền có lẽ là một trong những quyết định quan trọng nhất khi doanh nghiệp có ý định xây dựng website. Tên miền là điều đầu tiên mà mọi người sẽ (và bắt buộc) phải nhớ khi muốn truy cập vào website, nó xây dựng nền tảng cho tất cả các hình thức marketing trực tuyến khác nhau. Hơn hết, tên miền là một khoản đầu tư dài hạn, chỉ một lần mua, doanh nghiệp có thể sử dụng ít nhất một năm. Vì vậy, cần phải lựa chọn cẩn thận và kỹ lưỡng. Khi đưa ra quyết định, các doanh nghiệp hãy đảm bảo không mắc phải 5 sai lầm nghiêm trọng sau.
5 sai lầm “chết người” các doanh nghiệp cần lưu ý khi chọn tên miền

Sử dụng dấu nối

Bạn có thể nảy ra ý tưởng thêm vào tên miền một dấu gạch nối khi lựa chọn tên niền đầu tiên đã được người khác dùng, tuy nhiên việc này sẽ là sai lầm nghiêm trọng nhất của bạn. Dấu gạch nối thường xuất hiện trong tên miền spam, và nó có thể biến website của bạn thành một trang web rác.

Như vậy, mọi nỗ lực kinh doanh trực tuyến của bạn sẽ bị “giết chết”, khi website của bạn chìm nghỉm giữa hàng nghìn các kết quả tìm kiếm. Dấu gạch nối cũng khiến người truy cập rất khó nhớ. Họ có thể đặt dấu nối ở sai vị trí hoặc không nhớ đến nó, trong trường hợp này, người dùng có thể bị đẩy sang website khác. Nếu lựa chọn tên miền hàng đầu của bạn đã được dùng, thì tốt hơn hết là hãy chọn một tên miền khác thay vì cố chấp sử dụng dấu gạch nối.

>> Xem thêm: 6 yếu tố quan trọng nhất để khách hàng yêu thích website của bạn

Tên miền quá dài

Bạn có bao giờ chú ý tại sao tên miền của The New York Times là “NYTimes.com”, chứ không phải “NewYorkTimes.com? Lý do, chắc chắn là tên miền ngắn bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với những tên miền dài cả 20 – 30 ký tự, đơn giản là nó dễ nhớ, tốn ít thời gian để gõ và dễ dàng chia sẻ.

Một tên miền quá dài thường xuyên sẽ bị cắt bớt khi chia sẻ lên các trang mạng xã hội và trên công cụ tìm kiếm, khiến người dùng khó nhận diện. Tóm lại, tên miền của bạn chỉ nên dài khoảng 15 ký tự và ít hơn. Nếu có thể hãy chọn tên miền thật ngắn nhưng vẫn không làm mất đị sự nhận diện thương hiệu của người dùng.

 

 

Đặt từ khóa vào tên miền

Có một từ khóa tồn tại trong tên miền có thể giúp ích khá nhiều cho việc SEO của bạn, tuy nhiên đây không phải là điều kiện bắt buộc. Ưu tiên hàng đầu là lựa chọn tên miền phù hợp, tương tự với tên thương hiệu của doanh nghiệp bạn. Một vài năm trước đây, Google đã phát hiện ra sự thật rằng rất nhiều người đang lợi dụng để mua tên miền khớp chính xác với từ khóa mà họ đang SEO, như “cheapphonecases.com” – để có thể đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

Để đối phó với những trường hợp như thế này, Google đã điều chỉnh thuật toán cũng như hệ thống xếp hạng của mình để hạ cấp bậc của các website kém chất lượng đặt từ khóa trong tên miền. Nếu như tên thương hiệu của bạn có sẵn từ khóa trong đó thì thật tuyệt vời, bạn chỉ việc sử dụng và thứ hạng sẽ tăng vù vù, nhưng nếu không có đừng cố nhồi nhét từ khóa vào tên miền.

>> Xem thêm: Lưu ý khi thiết kế website chuẩn SEO

Sử dụng số

Việc đặt số vào trong tên miền là quá khó hiểu. Khi người dùng nghe thấy tên miền của bạn cùng với một con số trong đấy, họ sẽ không thể hiểu được ý nghĩa. Hơn hết, thêm số vào tên miền sẽ khá khó nhớ cũng như dễ gây nhầm lẫn, khi người dùng đánh sai số, sẽ không truy cập vào được hoặc chuyển sang một website khác. Trừ khi trong tên thương hiệu của bạn có, nếu không hãy tránh xa các con số hoàn toàn, bởi nó hoàn toàn vô nghĩa.

 

 

Chọn đuôi tên miền mở rộng lạ

Tên miền mở rộng là một phần của tên miền chính, xuất hiện sau “.com” hoặc “.org”. Khi lựa chọn tên miền, chắc chắc bất cứ ai cũng muốn sử dụng đuôi.com, bởi đây là tiêu chuẩn vàng, vừa dễ nhớ, vừa quen thuộc. Nếu như bạn không thể nhận được “.com”, “.org”, hay “.net”, thì việc sử dụng tên miền mở rộng cũng khá ổn.

Thế nhưng, điều quan trọng bạn cần ghi nhớ ở đây chính là tuyệt đối đừng sử dụng tên miền mở rộng lạ như “.estate”, “.technology”, “.today”,… Người dùng thật sự sẽ không thể nhớ nổi những tên miền như vậy đâu. Hãy cố gắng để sử dụng những đuôi tên miền phổ biến, quen thuộc nhất.

Tóm lại, có 2 yếu tố quan trọng nhất khi chọn tên miền là phù hợp với tên thương hiệu và dễ nhớ. Hãy tránh tất cả những lỗi trên đây, có sẽ xây dựng được một website hoàn hảo.