Cập nhật 19.05.2024 | Quản trị
Về cơ bản, quy trình xây dựng Tour Module không có nhiều sự khác biệt so với quy trình xây dựng và thiết kế chương trình Tour du lịch thông thường. Do có thời lượng hành trình Tour ngắn và tính độc lập nên việc xây dựng Tour Module có thể dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Dưới đây là các bước cơ bản để xây dựng Tour Module:
Cho dù bạn đang xây dựng từng Tour Module để phát triển thư viện chương trình Tour mẫu hay giúp cho quá trình làm báo giá nhanh chóng hơn, việc xác định thị trường và điểm đến của mỗi tour là điều cần lưu ý hàng đầu.
Chẳng hạn như doanh nghiệp du lịch của bạn chuyên kinh doanh loại hình du lịch khám phá các tuyến Tour đông tây bắc cho khách inbound, bạn nên tạo các Tour Module nhỏ như Bình Liêu, Thác Bản Giốc, Sapa, Mai Châu,... Thay vì tạo Module Tour là Sài Gòn Full-Day hay Nha Trang Full-Day. Tất nhiên, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng tour tuyến với các hành trình mới, chuẩn bị cho những trường hợp phát sinh nhu cầu từ phía khách hàng trong tương lai thì các Tour Module đó vẫn có thể triển khai.
Mục tiêu của Tour Module đó là gì, dùng để ghép nối với các Tour Module khác để hình thành nên những chương trình như thế nào? Hãy xác định mục tiêu chung của Tour, định hình vai trò và cách để sử dụng Tour Module đó.
Cấu trúc của Tour Module bao gồm:
1. Thông tin chung của chương trình Tour
Đây là phần giới thiệu tổng quan về chương trình Tour Module. Thông tin chung bao gồm tên chương trình, loại hình du lịch, điểm khởi hành, điểm đến, thời gian diễn ra và các điểm nổi bật của hành trình.
Mục tiêu của nhóm dữ liệu này là giúp doanh nghiệp phân biệt, tìm kiếm, quản lý danh mục Tour dễ dàng hơn.
2. Hành trình chi tiết
Phần này cung cấp mô tả chi tiết về từng ngày trong chương trình Tour Module. Nội dung bao gồm các hoạt động, địa điểm tham quan, thời gian di chuyển và danh sách dịch vụ đi kèm.
Khi thực hiện ghép các Tour Module với nhau để tạo thành chương trình du lịch hoàn chỉnh (Tour mới), thông tin hành trình chi tiết của từng Tour Module sẽ được sao chép nguyên bản vào Tour mới. Sau khi được ghép, doanh nghiệp hoàn toàn có thể điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với mục đích của Tour mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3. Bảng giá
Bảng giá của Tour Module là tất cả những chi phí mà doanh nghiệp lữ hành phải chi trả để thực hiện chuyến đi theo chương trình Tour Module đó. Căn cứ để xác định giá thành là danh sách dịch vụ của Tour mà doanh nghiệp phải trả chi phí mua.
Sau khi tính giá, doanh nghiệp cần xác định được những giá trị sau:
- Giá Nett của 1 khách
- Giá bán cho 1 khách
- Mức lợi nhuận kỳ vọng
- Giá Nett theo khoảng khách
- Giá bán theo khoảng khách
*Lưu ý:
Nếu Tour Module được sử dụng như một Tour hoàn chỉnh > Bảng giá được lấy nguyên theo bảng giá của Tour Module.
Nếu Tour Module được ghép với những Tour khác để tạo thành một Tour mới >> Bảng giá chỉ cập nhật giá Nett của từng Tour Module, doanh nghiệp có thể thiết lập mức lợi nhuận kỳ vọng cho Tour mới.
Giá thành của một Tour Module là tất cả những chi phí mà doanh nghiệp lữ hành phải chi trả để thực hiện chuyến đi theo chương trình Tour du lịch. Dưới đây là công thức tính giá thành của chương trình du lịch:
Chi phí cho một khách = Tổng chi phí biến đổi + (Tổng chi phí cố định/ Tổng số thành viên trong đoàn).
Tổng chi phí cho cả đoàn khách = Giá thành cho một khách x Tổng số thành viên trong đoàn.
Trong đó:
- Chi phí biến đổi: Là các khoản chi phí tính riêng cho từng khách như: chi phí phòng khách sạn, vé thăm quan, vé tàu,...
- Chi phí cố định: Là tổng chi phí của các dịch vụ mà mọi thành viên trong đoàn du lịch dùng chung, không bóc tách cho từng khách riêng lẻ như: chi phí hướng dẫn viên, chi phí vận chuyển,...
- Công thức trên áp dụng đối với khách người lớn.
Để tính giá thành theo khoản mục chi phí, doanh nghiệp lữ hành cần:
- Liệt kê các khoản chi phí: Cần liệt kê tất cả các khoản mục chi phí mà doanh nghiệp lữ hành phải chi trả để thực hiện chuyến đi theo chương trình tour du lịch như: chi phí phòng khách sạn, chi phí vận chuyển, chi phí hướng dẫn viên, chi phí cho các dịch vụ khác có trong chương trình du lịch,...
- Phân ra các khoản mục chi phí cố định và biến đổi: Sau khi đã liệt kê các khoản chi phí, doanh nghiệp cần phân loại chúng thành các khoản mục chi phí cố định và biến đổi giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cơ cấu chi phí và quản lý chúng một cách hiệu quả.
- Lập bảng chiết tính giá tour: Trong bảng này, giá NETT của từng loại dịch vụ trong chương trình tour du lịch sẽ được tổng hợp lại giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi chi phí cho một chương trình tour du lịch.
Là một phân hệ chức năng được phát triển trong phần mềm du lịch chuyên nghiệp, do đó tất cả các nghiệp vụ xây dựng chương trình Tour Module hay tính giá Tour đều được phần mềm trợ giúp một cách tối đa.
Doanh nghiệp chỉ cần cập nhật nội dung thu hút theo cấu trúc có sẵn, chọn danh sách dịch vụ và chọn nhà cung cấp dịch vụ tương ứng. Chỉ sau vài giây, một file chương trình sẽ được hoàn thiện với bảng tính giá chi tiết, không nhầm lẫn, không sai sót và được trình bày chuyên nghiệp theo đúng nhận diện thương hiệu.
Bạn có muốn tối ưu quy trình phát triển sản phẩm du lịch và tối ưu quy trình bán hàng không? Thử ngay giải pháp Tour Module trên Phần mềm TravelMaster - Giải pháp quản trị doanh nghiệp du lịch thông minh của chúng tôi nhé!