chia sẻ:

Hướng dẫn chọn cổng thanh toán trực tuyến cho Doanh nghiệp du lịch

Cập nhật 26.03.2024 | Sale & Marketing

Thanh toán trực tuyến đang tạo ra trải nghiệm mua sắm thuận lợi cho khách hàng và mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, việc lựa chọn cổng thanh toán phù hợp với nhu cầu và khai thác được tối đa tiềm năng của nó để nâng cao hiệu quả bán hàng là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp du lịch. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cổng thanh toán trực tuyến và từ đó đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

Hướng dẫn chọn cổng thanh toán trực tuyến cho Doanh nghiệp du lịch

1. Cổng thanh toán là gì?

Cổng thanh toán trực tuyến là một hệ thống trung gian kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp để thực hiện thanh toán mà không cần sử dụng tiền mặt. Điều này giúp rút ngắn thời gian thanh toán và dễ dàng mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử, website.

2. Lợi ích của cổng thanh toán

Cổng thanh toán trực tuyến là một công cụ mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và cá nhân trong việc thanh toán trực tuyến, cụ thể:

Tiện lợi, nhanh chóng: Khi sử dụng cổng thanh toán toán trực tuyến, khách hàng có thể thực hiện thanh toán ngay trên website mọi lúc, mọi nơi chỉ với vài thao tác đơn giản. Từ đó tiết kiệm tối đa thời gian, công sức mà không cần tới trực tiếp văn phòng du lịch để thanh toán.

An toàn: Các dữ liệu thanh toán của khách hàng sẽ được xác thực và mã hóa dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ lạm dụng thông tin và gian lận trong quá trình thanh toán, tạo cảm giác tin tưởng cho khách hàng.

Đa dạng phương thức thanh toán: Cổng thanh toán trực tuyến thường hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau như thẻ ngân hàng nội địa và quốc tế, thẻ ghi nợ, ví điện tử,... Điều này mang lại sự linh hoạt và thuận tiện cho người mua, cho phép họ lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất.

Dễ dàng quản lý hoạt động kinh doanh: Thông qua các tính năng xử giao dịch, báo cáo tự động, các chủ doanh nghiệp có thể quản lý các giao dịch cũng như hoạt động kinh doanh một cách dễ dàng, hiệu quả.

Loi-ich-cua-cong-thanh-toan-truc-tuyen

3. Quy trình hoạt động của cổng thanh toán trực tuyến

Thông thường, quy trình giao dịch với cổng thanh toán sẽ bao gồm các bước cơ bản sau:

Khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ: Ở bước này, khách hàng sẽ tham khảo danh sách sản phẩm, dịch vụ trên website du lịch để đi đến quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu.

Lựa chọn phương thức thanh toán: Sau khi quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng sẽ chọn phương thức thanh toán phù hợp và cung cấp thông tin cần thiết về thẻ tín dụng, ghi nợ,...

Mã hóa dữ liệu: Các dữ liệu thanh toán của khách hàng sẽ được mã hóa bằng SSL (Secure Sockets Layer) và truyền an toàn giữa các ngân hàng liên kết ở cổng thanh toán, để đảm bảo rằng dữ liệu thanh toán không bị đánh cắp hoặc can thiệp từ bên thứ ba.

Xem thêm: Chứng chỉ SSL là gì. 101 điều cần biết về SSL

Yêu cầu xác thực: Dữ liệu được mã hóa sẽ gửi đến cổng thanh toán, ngân hàng của người mua để xác minh tính hợp lệ của giao dịch. Nếu được xác thực, giao dịch thanh toán sẽ tiếp tục thực hiện.

Thanh toán và xác nhận: Khi giao dịch đã được xác nhận là hợp lệ, quá trình thanh toán sẽ được thực hiện, khách hàng và doanh nghiệp đều sẽ nhận được xác nhận về việc thanh toán thành công. Sau đó, tiền sẽ được chuyển từ tài khoản của khách hàng sang doanh nghiệp du lịch.

Quy-trinh-hoat-dong-cua-cong-thanh-toan-truc-tuyen.

4. Tiêu chí lựa chọn cổng thanh toán trực tuyến

Để đảm bảo quá trình thanh toán diễn ra một cách trơn tru và hiệu quả, doanh nghiệp du lịch cần xem xét kỹ các tiêu chí sau:

Bảo mật thông tin giao dịch

Đảm bảo bảo mật thông tin khách hàng là trách nhiệm hàng đầu của các doanh nghiệp du lịch khi sử dụng cổng thanh toán trực tuyến. Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn các đơn vị cung cấp cổng thanh toán tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật được xác lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Bảo mật PCI Security Standards Council và các biện pháp xác thực khách hàng theo tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu (SCA).

Giá cả và phí dịch vụ

Các phí và chi phí liên quan đến việc sử dụng cổng thanh toán có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo đó, việc chọn một cổng thanh toán có chi phí phù hợp với ngân sách là vô cùng quan trọng.

Bên cạnh phí setup cổng thanh toán trực tuyến, doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến các chi phí khác như: phí giao dịch, chí duy trì hàng tháng, phí chuyển đổi tiền tệ, phí bồi hoàn,...để đảm bảo rằng những chi phí này sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thanh toán dễ dàng trên nhiều thiết bị

Cổng thanh toán cần có giao diện người dùng linh hoạt, tự điều chỉnh sao cho phù hợp với kích thước màn hình thiết bị của người dùng để thông tin thanh toán luôn hiển thị một cách chính xác và không gây ra khó khăn, trở ngại nào cho khách hàng.

Hỗ trợ nhiều loại tiền tệ thanh toán Việc hỗ trợ nhiều loại tiền tệ khác nhau để thanh toán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng từ nhiều quốc gia mua hàng trên website. Theo đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận và thu hút một lượng lớn khách hàng từ các thị trường tiềm năng và mở rộng phạm vi kinh doanh trên toàn cầu.

Tieu-chi-lua-chon-cong-thanh-toan-truc-tuyen

Đa dạng phương thức thanh toán

Để khách hàng thuận tiện trong việc thực hiện thanh toán, doanh nghiệp nên tích hợp nhiều phương thức thanh toán như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ; chuyển khoản ngân hàng; ví điện tử;...

Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ: Thanh toán bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ là một trong những phương thức được sử dụng phổ biến bởi giao diện thân thiện và mang lại cảm giác an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này là phí giao dịch cao.

Chuyển khoản ngân hàng: Đây là phương thức thanh toán cho phép khách hàng thực hiện thanh toán trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của họ sang tài khoản của doanh nghiệp mà không cần thông qua trung gian. Ưu điểm của phương thức này là tính bảo mật cao, chi phí giao dịch thấp và doanh nghiệp có thể nhận tiền ngay lập tức.

Ví điện tử: Ví điện tử là một tài khoản thanh toán các giao dịch trực tuyến như Onepay, Google Play, PayPal,...Những loại ví điện tử này sẽ liên kết với tài khoản ngân hàng và được sử dụng để thanh toán các giao dịch một cách đơn giản, tiện lợi.

Thời gian nhận tiền

Thời gian nhận được tiền từ các giao dịch thanh toán là một yếu tố mà các doanh nghiệp du lịch cần đặc biệt chú ý tới, bởi nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến việc quản lý dòng tiền của doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn một đơn vị cung cấp cổng thanh toán có thể linh hoạt về thời gian nhận thanh toán hoặc có thời gian xử lý giao dịch nhanh chóng là vô cùng quan trọng.

Dưới đây là một số thông tin chi tiết về thời gian nhận tiền từ các đơn vị cung cấp cổng thanh toán trực tuyến:

OnePay: Tùy vào phương thức thanh toán lựa chọn, các doanh nghiệp sẽ nhận được tiền hàng ngày hoặc sau 15 ngày.

PayPal: Thông thường, khi khách hàng thanh toán, khoản tiền sẽ hiển thị dưới dạng số dư đang chờ xử lý trong tài khoản PayPal của doanh nghiệp. Sau đó, PayPal sẽ thực hiện giải ngân trong vòng 21 ngày.

Hỗ trợ khách hàng

Một số dịch vụ cổng thanh toán trực tuyến chỉ hỗ trợ khách hàng bằng cách gửi email và làm theo hướng dẫn thủ công để khắc phục sự cố. Điều này có thể gây bất tiện cho cả khách hàng và doanh nghiệp du lịch. Vì vậy, khi lựa chọn đơn vị cung cấp, hãy kiểm tra xem họ có hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp không để đảm bảo mọi sự cố kỹ thuật đều có thể giải quyết nhanh chóng.

Chính sách hỗ trợ và hoàn tiền

Hãy kiểm tra chính sách hỗ trợ và chính sách hoàn tiền của đơn vị cung cấp dịch vụ cổng thanh toán để đảm bảo rằng doanh nghiệp hoặc khách hàng sẽ được bảo vệ trong trường hợp có vấn đề xảy ra với giao dịch hoặc sản phẩm/dịch vụ được mua. Cung cấp các chính sách rõ ràng và minh bạch sẽ làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp du lịch.

5. Một số cổng thanh toán cho website du lịch

OnePay

OnePay đang là một trong những đơn vị dẫn đầu trong thị trường về cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Đây là sản phẩm kết hợp giữa Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ trực tuyến Onepay và Ngân hàng Vietcombank, do đó luôn đảm bảo tính chuyên nghiệp, bảo mật và an toàn. Khi sử dụng OnePay để thực hiện giao dịch, mức chi phí có thể dao động từ 1,5 đến 4% cho mỗi giao dịch, đây là một mức phí có thể được xem là khá cao so với một số dịch vụ khác trên thị trường.

Hiện nay, giải pháp kinh doanh du lịch trực tuyến isoCMS của VietISO đã tích hợp với cổng thanh toán OnePay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch cải thiện trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng thanh toán trực tuyến trên website du lịch thông qua cổng OnePay. Điều này là một lợi thế lớn cho doanh nghiệp du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh thị trường inbound.

PayPal

Là một cổng thanh toán quốc tế có độ uy tín cao, PayPal đang ngày càng được nhiều người tin dùng. Cổng thanh toán này luôn đảm bảo bảo mật tài khoản cá nhân của người dùng. Mọi thông tin cá nhân về tài khoản ngân hàng sẽ không bị rò rỉ hay bị đánh cắp bởi bên thứ ba.

Ngoài ra, với mạng lưới hệ thống người dùng rộng rãi trên khắp thế giới, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và thực hiện giao dịch với đối tác và khách hàng quốc tế một cách thuận lợi.

VNPAY

Là một sản phẩm do Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam phát triển, VNPAY đang là một giải pháp được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Đơn vị này cho phép khách hàng thanh toán mua sắm trực tuyến thông qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm thẻ ATM, ứng dụng mobile banking của các ngân hàng, thẻ quốc tế như Visa và MasterCard, ví điện tử và nhiều phương tiện thanh toán khác.

Ngoài ra, với VNPAY, việc bảo vệ thông tin cá nhân và giao dịch của người dùng luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy công nghệ bảo mật tiên tiến luôn được áp dụng để đảm bảo rằng mọi giao dịch đều diễn ra một cách an toàn và bảo mật.

Xem thêm: Quy trình triển khai và tích hợp cổng thanh toán quốc tế trực tuyến OnePay

6. Tối ưu hóa quy trình thanh toán với isoCMS

Thấu hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp du lịch đối với các giải pháp thanh toán tối ưu, an toàn, Giải pháp kinh doanh du lịch trực tuyến isoCMS đã tích hợp các cổng thanh toán trực tuyến uy tín hàng đầu như: OnePay nội địa, quốc tế và PayPal. Các doanh nghiệp có thể tùy chỉnh và cấu hình các phương thức thanh toán theo nhu cầu cụ thể. Từ đó tạo ra trải nghiệm thanh toán tốt nhất cho khách hàng và tối ưu hóa quy trình thanh toán cho doanh nghiệp.

Đồng thời, với những cổng thanh toán này, doanh nghiệp có thể bảo mật thông tin cá nhân và các thông tin thanh toán của khách hàng. Tất cả các giao dịch đều sẽ được mã hóa để đảm bảo rằng thông tin cá nhân và tài khoản ngân hàng của khách hàng được bảo vệ một cách tối đa.

Có thể thấy, thanh toán trực tuyến là giải pháp tối ưu cho các doanh nghiệp du lịch, hỗ trợ cho quá trình thanh toán nhanh chóng, tiện lợi và an toàn hơn. Tuy nhiên, để thực sự tận dụng được mọi lợi ích và tối ưu hiệu quả kinh doanh, việc xem xét kỹ lưỡng các tiêu chí và lựa chọn cổng thanh toán phù hợp với nhu cầu cụ thể là vô cùng cần thiết.

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm thông tin để chọn lựa cổng thanh toán phù hợp nhất với nhu cầu và khả năng tài chính. Chúc bạn thành công trong việc triển khai và áp dụng các giải pháp thanh toán trực tuyến, từ đó phát triển kinh doanh một cách bền vững.