28.10.2017 | Sale & Marketing
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Thông tin ban đầu có thể rất lộn xộn: có thể là một trang tính excel, một số file PDF cùng một số các liên kết ngoài khác, mặc đù đôi khi cũng sẽ có một số đầu mối chỉ dẫn, kiểu như: "Chúng tôi muốn so sánh biểu đồ ở trang 12 với trang 65". Hình ảnh đầy đủ của một câu chuyện thường được tìm thấy rải rác qua nhiều tài liệu, không phải trong một sự đơn lẻ độc lập.
Bước 2: Hãy đọc tất cả mọi thứ
Tất cả mọi người đều chỉ muốn được những thông tin được in đậm và bỏ qua những phần còn lại, tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc lãng phí thời gian của bạn về sau. Đôi khi, dù chỉ là một thông tin nhỏ trong một hệ thống cũng có thể làm ảnh hưởng đến toàn dự án. Khách hàng của bạn sẽ nhận ra điều đó, trong quá trình bạn làm việc hoặc ngay khi bạn đã hoàn thành inforgraphics. Không có điều gì tồi tệ hơn việc bạn đã làm rất chăm chỉ cho dự án đó, nhưng lại bị từ bỏ chỉ vì bạn bỏ sót một vấn đề rất nhỏ. Các nhà thiết kế Inforgraphics phải là người rất giỏi trong việc tìm ra các lỗ hổng trong dữ liệu và đảm bảo rằng không có thông tin quan trọng nào bị bỏ qua.
Bước 3: Tìm kiếm chủ đề
Những dữ liệu nhàm chán sẽ dẫn đến một Inforgraphic nhàm chán trừ phi bạn tìm thấy một câu chuyện thật sự hay ho. Inforgraphic trước hết bắt đầu bằng một ý tưởng độc đáo. Nó có thể để làm rõ một bộ dữ liệu phức tạp, giải thích một quá trình, làm nổi bật một xu hướng, hoặc hỗ trợ cho một số cuộc thảo luận. Tìm kiếm chủ đề có lẽ là một trở ngại đầu tiên. Bạn sẽ phải đặt ra một câu hỏi là, liệu đây có thực sự là một chủ đề hấp dẫn?
Bước 4: Nhận diện vấn đề
Trong nhiều trường hợp, dữ liệu không hỗ trợ cho thông điệp khách hàng hướng tới. Dữ liệu thì không bao giờ nói dối, còn khách hàng lại không muốn có sự bất thống nhất giữa thông điệp của mình và dữ liệu. Sau khi đã nghiên cứu thật kĩ lưỡng chủ đề, các Designers cần khám phá chính xác hơn các thông điệp và thể hiện chúng một cách phù hợp nhất. Tất nhiên, phải quay lại từ bước ý tưởng ban đầu của khách hàng.
Điều đúng đắn trong thông tin cần có sự trải nghiệm để có thể đưa ra kết luận. Chẳng hạn, những người lái xe có xe ô tô màu đỏ có nguy cơ bị tai nạn gấp đôi so với người lái xe hơi sở hữu những chiếc xe màu xanh. Chân lý này có thể (không chính xác) ngụ ý rằng màu sắc xe hơi có thể gây ra tai nạn lái xe. Nhưng câu chuyện có thật được tìm thấy trong một kết nối ẩn sau đó, đây được gọi là biến gây nhiễu. Các loại nhân cách hung hãn được cho là thích màu đỏ hơn. Hành vi hung hăng này, chứ thực ra không phải do màu sắc xe, là lý do ảnh hưởng đến khả năng bị tai nạn.
Bước 5: Tạo ra hệ thống phân cấp
Trong hầu hết mọi nghiên cứu, luôn có một vị "anh hùng" dẫn dắt toàn bộ câu chuyện. Một khi bạn đã tìm thấy vị anh hùng này, nó sẽ trở thành một cách để tổ chức các dự án và củng cố cấu trúc phân cấp của Inforgraphic. Các yếu tố hỗ trợ sẽ được sắp xếp để truyền tải phần còn lại của câu chuyện. Ở giai đoạn này, hình ảnh của sản phẩm cuối cùng sẽ bắt đầu xuất hiện.
Bước 6: Xây dựng "khung xương"
Một khi các dữ liệu được lắp ráp, các sự kiện thú vị nhất được lựa chọn và một hệ thống phân cấp được xác định thì bạn đã xây dựng xong "khung xương" cho Inforgraphic của mình. Đây không phải là sản phẩm cuối cùng, mà chỉ được coi là một công cụ để thảo luận khi gửi cho khách hàng xem xét.
Bước 7: Lựa chọn các định dạng
Có vô số cách để biểu diễn một thông tin. Cách tiếp cận tốt nhất có lẽ vẫn là các biểu đồ truyền thống (dạng cột, hàng, tròn,...) Để kể một câu chuyện nào đó, bạn có thể dùng bản đồ hoặc đơn giản hơn là chỉ ra những con số ấn tượng. Nhưng nên nhớ, dù cho bất kì trường hợp nào, quyết định lựa chọn định dạng đều phụ thuộc vào dữ liệu của bạn.
Bước 8: Xác định phương pháp trực quan
Có hai cách tiếp cận trực quan bao quát để xác định giao diện của một Inforgraphic. Trong nhóm thứ nhất, có những người thích làm đẹp các dữ liệu thô (David McCandless, Nicholas Felton, ...) dưới dạng biểu đồ và đồ thị. Việc sử dụng màu sắc, typography và cấu trúc làm cho phần này hấp dẫn, giống như một tác phẩm nghệ thuật trừu tượng. Những người ở nhóm thứ hai (Peter Orntoft, Scott Stowell), thích sử dụng hình ảnh minh họa hoặc phép ẩn dụ hơn. Ở đây, dữ liệu được "ngụy trang", sẽ không được chuyển tải một cách trực tiếp.
Bước 9: Sàng lọc và thử nghiệm
Khi mà Inforgraphic của bạn bắt đầu được hình thành một cách trực quan, đã đến lúc bạn phải sàng lọc. Khách hàng luôn tham gia vào công việc này thông qua các chi tiết, cả trong dữ liệu và cách kể chuyện bằng hình ảnh, để đảm bảo rằng sản phẩm hoàn thiện dựa trên thương hiệu của họ và thỏa mãn mục đích ban đầu. Hãy đánh giá các thiết kế và sàng lọc cho đến khi còn phần đơn giản và dễ hiểu nhất.
Bước 10: Công bố sản phẩm của bạn
Hầu hết các Inforgraphic đều được chia sẻ online. Đây cũng là một bài kiểm tra chất lượng cho sản phẩm của bạn. Có một đặc điểm thú vị là các thông tin, dữ liệu có thể được khám phá theo nhiều cách khác nhau dựa trên cảm nhận của mỗi người. Tất cả các nghiên cứu, sự sàng lọc, đánh giá không có nghĩa bạn đã khám phá được hết mọi khía cạnh của một vấn đề. Vì vậy. khi tác phẩm của bạn được công bố rộng rãi, mọi người có thể thảo luận để ủng hộ hoặc phản đối sản phẩm của bạn theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, điều này rất đáng cho dù bạn có thể nhận được rất nhiều kết quả không mong muốn nhưng rõ ràng rằng, một buổi kiểm tra tập thể như thế này sẽ làm "dậy sóng", thu hút sự quan tâm cho các khán giả của bạn.
Nguồn: designervn