Cập nhật 25.12.2018 | Blog
Có thể nói, việc làm cho hướng dẫn viên là đề tài nóng hổi trong thời gian vừa qua của thị trường du lịch. Thực trạng thiếu việc, công việc theo mùa, bị các công ty lữ hành ép giá hay Hướng dẫn viên chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng xảy ra thường xuyên. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự ổn định trong công việc của HDV mà còn tạo cái nhìn không tốt cho du khách, nhất là du khách nước ngoài về chất lượng dịch vụ của tour đó. Từ đó, hoặc họ sẽ có ấn tượng với HDV này, với đơn vị lữ hành này hoặc là cái lắc đầu khi nhìn thấy thương hiệu của bạn. Chính vì vậy, nếu không có phương án khắc chế những nhược điểm trên thì du lịch Việt Nam sẽ không thể bứt phá được.
Ông Lenard Yap - CEO Page A Guide Holdings Singapore phát biểu tại Hội thảo
Tham dự buổi hội thảo “Tăng cường cơ hội việc làm cho Hướng dẫn viên Việt Nam” có sự góp mặt của Ông Leonard Yap - CEO Page A Guide Holdings, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp du lịch tại Singapore; Bà Jean Wang - Chủ tịch Hiệp hội Hướng dẫn viên Singapore cùng nhiều đại diện các đơn vị lữ hành hàng đầu, các hướng dẫn viên cũng như sinh viên ngành du lịch.
Tại buổi hội thảo này, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề nổi bật như: Thực trạng ngành du lịch Việt Nam, việc làm của hướng dẫn viên, chất lượng HDV, phân tích những hạn chế còn tồn tại và đưa ra giải pháp khắc phục những nhược điểm trên của ngành du lịch Việt Nam. Cụ thể, các diễn giả và khách mời đã cùng bày tỏ quan điểm rằng du lịch Việt Nam có nhiều cơ hội và tiền đề để có những bước tiến đột phá tuy nhiên những tác động trực tiếp tới việc ngành công nghiệp này sẽ chạy trên đường cao tốc hay chỉ dậm bước một lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, việc làm dành cho Hướng dẫn viên - cầu nối đặc biệt giữa du khách với địa danh lại chưa thực sự được quan tâm đúng cách để phát huy hết vai trò.
Thứ nhất, thị trường việc làm này là rất lớn, số lượng hướng dẫn viên ngày càng tăng cao dẫn tới tình trạng bị phá giá. Thứ 2, việc làm ngành này mang tính chất theo mùa, mùa cao điểm việc quá nhiều mà thời điểm khác lại không có việc để làm khiến cho công việc hướng dẫn viên bấp bênh, không ổn định nếu xét tới lâu dài. Thứ 3, việc tìm hướng dẫn viên địa phương theo yêu cầu của du khách là khá khó, chất lượng xếp hạng các Guide không có sự đảm bảo chính xác. Như vậy, hướng dẫn viên sẽ lúng túng và dễ mất điểm trong cái nhìn của du khách, tour đó được coi là thất bại.
Giải pháp được đưa ra chính là xây dựng một sân chơi mới cho các đơn vị lữ hành và các hướng dẫn viên, đặc biệt là các hướng dẫn viên tour nước ngoài. Cụ thể hóa là hình thành một phần mềm đa năng dành riêng cho các đối tượng trên.
Tại hội thảo, Trường trung cấp nghề du lịch Hà Nội và Công ty THPro cũng đã giới thiệu một phần mềm mới mà đơn vị này vừa nghiên cứu - TSU Guide. TSU Guide hoạt động dựa trên nền tảng của Page A Guide Singapore, tích hợp chức năng tìm tour cho du khách, tìm việc cho hướng dẫn viên và tạo sự chủ động cho các công ty du lịch tìm được HDV theo nhu cầu. Hướng đi mới này hứa hẹn sẽ mang lại nhiều giá trị tích cực đối với hiệp hội hướng dẫn viên Việt Nam nói riêng và ngành du lịch nói chung.
Với tư cách là khách mời, Ông Nguyễn Quyết Tâm cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng phần mềm du lịch. Hệ quản trị Website ISOCMS hay phần mềm TravelMaster do VietISO nghiên cứu và trình làng nhiều năm qua đã nhận được sự quan tâm và đón nhận của rất nhiều đơn vị lữ hành. Các sản phẩm ấy góp phần giải quyết các bài toán quản lý và vận hành tour du lịch một cách hiệu quả nhất và nhanh chóng nhất. Qua đó, ông cũng bày tỏ quan điểm và dự định sắp tới của VietISO là xây dựng nền tảng công nghệ tối ưu hơn nữa, đa dạng hơn nữa, được đóng góp trí tuệ chất xám của mình vào sự đổi mới ngành công nghệ du lịch nước nhà.
Trên phương diện là một doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ du lịch, VietISO luôn trân trọng và hoan nghênh sự đóng góp, đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Họ mang đến những góc nhìn đa chiều và vượt trội, giải quyết được những hạn chế mà du lịch Việt chưa thoát ra được.
Hội thảo cũng là cơ hội để các đơn vị lữ hành, các hướng dẫn viên tăng cường kết nối, trao đổi. Từ đó, tìm ra giải pháp tối ưu khắc phục mọi hạn chế trong cơ hội việc làm của hướng dẫn viên, nhất là thời kỳ ứng dụng công nghệ 4.0 vào lĩnh vực du lịch như hiện nay.
Xem thêm: Kiểm soát hệ thống tài chính và nghiệp vụ kế toán du lịch bằng phần mềm TravelMaster
Theo Vietiso.com