Cập nhật 16.02.2025 | Quản trị
Một trong những sai lầm khi triển khai chuyển đổi số doanh nghiệp du lịch là thiếu một chiến lược rõ ràng. Nhiều doanh nghiệp bước vào quá trình này mà thiếu đi việc lập kế hoạch dựa trên nhu cầu thực tế và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp,mà không xây dựng kế hoạch dựa trên nhu cầu thực tế và mục tiêu dài hạn, dẫn đến triển khai rời rạc, thiếu đồng bộ và không đạt hiệu quả như mong muốn.
Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ mà còn là sự thay đổi toàn diện về quy trình, con người và tư duy vận hành. Vì vậy, doanh nghiệp cần một chiến lược triển khai cụ thể. Trong đó kế hoạch càng chi tiết, rõ ràng và soi chiếu toàn diện vấn đề của doanh nghiệp, hiệu quả đạt được càng cao.
Để tránh sai lầm này, doanh nghiệp cần làm rõ các yếu tố cốt lõi nhằm xây dựng một chiến lược chuyển đổi số hiệu quả:
Những thách thức hiện tại trong hoạt động kinh doanh, vận hành.
Xem thêm: Chuyển đổi số Doanh nghiệp Du lịch: Khung hướng dẫn và bộ giải pháp
Xem thêm: Checklist Hướng dẫn lựa chọn Phần mềm Du lịch
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp du lịch mong muốn đổi mới nhưng chính văn hóa doanh nghiệp lại kìm hãm sự sáng tạo và thay đổi. Khi tư duy cũ vẫn chi phối, nhân viên thiếu động lực để thích nghi với cái mới, khiến quá trình chuyển đổi số khó có thể lan tỏa và tạo ra tác động toàn diện trong doanh nghiệp.
Tâm lý ngại thay đổi của nhân viên khiến cho việc triển khai chuyển đổi số trở nên khó khăn và gian nan hơn. Khi đã quen với quy trình làm việc cũ, họ thường lo ngại và thiếu động lực tham gia. Mặt khác, chuyển đổi số đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban. Nếu văn hóa doanh nghiệp chưa đủ cởi mở và linh hoạt, quá trình này sẽ bị cản trở bởi việc làm việc riêng lẻ, thiếu hợp tác. Nhân viên có thể cảm thấy công việc của mình bị xáo trộn, mất đi tính ổn định, từ đó dẫn đến sự chống đối ngầm hoặc làm việc kém hiệu quả.
Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần tái định hình văn hóa doanh nghiệp. Lãnh đạo cần đóng vai trò tiên phong dẫn dắt, truyền cảm hứng và xác định rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số. Đồng thời, xây dựng và duy trì những giá trị văn hóa số, đảm bảo sự đồng hành nhất quán trong suốt quá trình triển khai.
Một sai lầm phổ biến khác khi triển khai chuyển đổi số của doanh nghiệp du lịch là đầu tư vào các giải pháp công nghệ không thực sự phù hợp với mô hình kinh doanh hoặc nhu cầu thực tế. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ bị cuốn theo các giải pháp công nghệ tiên tiến mà không đánh giá kỹ khả năng ứng dụng, dẫn đến tình trạng “có mà không dùng” hoặc chỉ khai thác được một phần nhỏ so với tiềm năng thực sự của công nghệ đó.
Việc chạy theo xu hướng mà thiếu sự cân nhắc có thể khiến quy trình vận hành trở nên phức tạp, gây khó khăn cho nhân sự trong quá trình sử dụng. Các hệ thống không đồng bộ hoặc khó tích hợp với nền tảng hiện có cũng sẽ khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian, chi phí tích hợp. Thậm chí, trong một số trường hợp, doanh nghiệp buộc phải thay thế hoàn toàn, gây gián đoạn hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu trước khi lựa chọn các giải pháp công nghệ. Việc phân tích kỹ lưỡng các vấn đề nội tại, quy trình vận hành và khả năng tài chính sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định phù hợp hơn.
Bên cạnh đó, cũng nên ưu tiên các giải pháp linh hoạt, dễ tùy chỉnh theo mô hình kinh doanh và có khả năng tích hợp với hệ thống sẵn có. Việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia hoặc đơn vị cung cấp giải pháp công nghệ có kinh nghiệm cũng giúp doanh nghiệp lựa chọn công nghệ hiệu quả hơn.
Xem thêm: 6 đặc điểm của một Phần mềm du lịch chuyên nghiệp
Thực tế trong quá trình triển khai chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp du lịch áp dụng công nghệ nhưng mỗi bộ phận lại sử dụng một hệ thống riêng biệt, dẫn đến dữ liệu bị phân tán và quy trình vận hành không đồng bộ. Điển hình như các nền tảng quản lý khách hàng, đặt phòng, thanh toán hay kế toán hoạt động một cách riêng lẻ, khiến dữ liệu bị phân tán, quy trình làm việc kém hiệu quả và gây khó khăn trong việc quản lý tổng thể.
Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ sinh thái công nghệ thống nhất, đảm bảo các hệ thống có thể tích hợp và chia sẻ dữ liệu liền mạch. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp phải thay thế toàn bộ hệ thống cũ mà cần lựa chọn các giải pháp công nghệ có khả năng kết nối với nền tảng sẵn có. Việc sử dụng các nền tảng quản lý tập trung, tích hợp đa chức năng sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình vận hành và nâng cao hiệu suất công việc.
Chuyển đổi số là một quá trình dài hạn, đòi hỏi doanh nghiệp du lịch cần theo dõi và đánh giá liên tục để điều chỉnh kịp thời. Việc triển khai chuyển đổi số mà không đặt ra các tiêu chí đo lường cụ thể sẽ dẫn đến khó khăn trong việc xác định được mức độ thành công hay các vấn đề cần cải thiện. Hậu quả là dễ rơi vào tình trạng đầu tư nguồn lực, chi phí mà không đạt hiệu quả.
Doanh nghiệp cần thiết lập các chỉ số đo lường phù hợp với từng giai đoạn của quá trình chuyển đổi số như: tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, mức độ cải thiện hiệu suất làm việc, tỷ lệ giảm chi phí vận hành nhờ tối ưu hóa quy trình, tỷ lệ khách hàng quay lại,...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên thực hiện các cuộc đánh giá định kỳ để xác định những điểm chưa hiệu quả và điều chỉnh kịp thời. Quá trình đo lường không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi tiến trình chuyển đổi số mà còn hỗ trợ họ ra quyết định dựa trên dữ liệu thực tế thay vì cảm tính.
Tóm lại, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần tiếp cận chuyển đổi số một cách chủ động, xây dựng kế hoạch bài bản và linh hoạt. Khi được triển khai đúng hướng, chuyển đổi số sẽ trở thành động lực giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hiệu suất và tạo ra giá trị bền vững trong Ngành Du lịch hiện đại.