Cập nhật 16.05.2024 | Chuyển đổi số
Theo Markets And Markets, quy mô thị trường chuyển đổi kỹ thuật số được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 24,1%, từ 695,5 tỷ USD vào năm 2023 lên 3.144,9 tỷ USD vào năm 2030.
Mặc dù du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc áp dụng công nghệ, nhưng quá trình này có thể được coi là chậm hoặc đầy thách thức vì ngành này ngày càng phát triển, mức độ phân tán càng cao, thiếu quy trình chuẩn hóa và khả năng tương tác giữa các loại hình kinh doanh, lo ngại không nhận được giá trị, xu hướng và kỳ vọng của khách hàng thay đổi liên tục,... Tại sao vậy?
>> Xem thêm: Bức tranh Chuyển đổi số Ngành Du lịch
Xu hướng chung của chuyển đổi số là chậm và những thay đổi trong Ngành Du lịch không phát triển với tốc độ như hầu hết các ngành, ví dụ ngành ngân hàng, sản xuất hay bưu chính viễn thông,...
Từ kinh nghiệm trao đổi và làm việc của chúng tôi với tất cả các trụ cột của ngành như Cục Du lịch, Sở du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch các địa phương, doanh nghiệp du lịch lữ hành, đại ý du lịch, công ty vận chuyển khách du lịch, khách sạn, khu điểm du lịch,... trên toàn quốc, có một số lý do chính dẫn đến điều này:
1. Du lịch là một hoạt động kinh doanh của con người: Mối quan hệ kinh doanh trong ngành phát triển đa dạng và liên kết chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ với nhà cung cấp, với nhân viên, với khách hàng, với hướng dẫn viên, với hệ thống đại lý,... Đó là thế mạnh của ngành, đồng thời cũng có thể là trở ngại cho việc thay đổi tư duy và áp dụng công nghệ.
2. Không bao giờ có đủ thời gian để tập trung vào quy trình kinh doanh: Trong thị trường đang phát triển nhanh chóng này, nơi cầu vượt quá cung, các doanh nghiệp du lịch cho rằng họ không bao giờ có đủ thời gian để tập trung vào quy trình quản trị và vận hành. Sự ưu tiên cho kinh doanh làm cho bộ máy phát triển cồng kềnh, phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình cộng tác và rủi ro dữ liệu.
3. Doanh nghiệp du lịch lo lắng về chi phí và giá trị nhận được: Việc triển khai công nghệ mới thường đòi hỏi đầu tư ban đầu về cả tài chính và thời gian. Các doanh nghiệp có thể ngần ngại phân bổ nguồn lực cho các dự án công nghệ mà chưa chắc chắn về giá trị mà doanh nghiệp sẽ nhận được.
4. Dựa vào hệ thống và cơ sở hạ tầng cũ: Một số doanh nghiệp du lịch đã triển khai các giải pháp công nghệ trước đó và nhận về nhiều giá trị. Trong kỷ nguyên số, các yêu cầu ngày càng nâng cao để đáp ứng quy mô và tăng trưởng của doanh nghiệp đòi hỏi những giải pháp cũ phát phát triển tương ứng. Tuy nhiên, việc update các hệ thống này hoặc tích hợp với các giải pháp công nghệ du lịch có thể phức tạp và tốn kém, dẫn đến sự phản đổi hoặc chậm trễ trong việc áp dụng.
5. Sự phân tán và phức tạp: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp với sự tham gia của rất nhiều nhóm ngành/ loại hình kinh doanh. Việc hình thành một quy trình thống nhất, kết nối liền mạch giữa tất cả các nhóm đối tượng này là thách thức không hề nhỏ. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có giải pháp chuyển đổi số toàn diện nào được triển khai trên toàn Ngành Du lịch.
Chúng tôi cũng đã phát triển Nền tảng số iTourism - giải pháp chuyển đổi số Ngành Du lịch Việt Nam nhưng đang trong quá trình triển khai thí điểm ở một số địa phương, một số hiệp hội và khoảng 40% doanh nghiệp du lịch. Đây chắc chắn là một giải pháp tuyệt vời để Chuyển đổi số Ngành Du lịch Việt Nam.
6. Năng lực số và chất lượng nhân lực du lịch chưa đáp ứng: Trong khi việc ứng dụng công nghệ ngày càng gia tăng trên toàn cầu, sự chênh lệch về các công cụ, tiện ích và khả năng tiếp cận của nhân lực du lịch vẫn còn tồn tại. Điều này đòi hỏi sự kết hợp giữa nhà nước, nhà trường và nhà tuyển dụng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong kỷ nguyên số.
Theo khảo sát của AWS và Skift năm 2023, mặc dù 95% Giám đốc điều hành doanh nghiệp du lịch nói rằng chuyển đổi kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong chiến lược và thành công chung của công ty họ, nhưng việc duy trì và bảo trì hệ thống cũ vẫn là trọng tâm chính.
4 năm qua thực sự có nhiều thay đổi trong hành vi của khách hàng. Khách du lịch mong đợi một dịch vụ theo yêu cầu và được cá nhân hóa với khả năng giao tiếp liền mạch thông qua các kênh trực tuyến.
Sự hiện diện của kênh trực tuyến, quy trình booking liền mạch, các gói linh hoạt hoặc chính sách hủy linh hoạt chỉ là một số yếu tố cần trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Và tất cả những điều này cần được thích ứng theo những thay đổi của ngành.
>> Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách du lịch
Trung bình phải mất hai giờ để một doanh nghiệp du lịch đưa ra báo giá cho khách hàng. Điều đó có nghĩa là hàng ngày chỉ có thể đưa ra tối đa 3,5 báo giá, trong khi có một số bước lặp đi lặp lại dễ dàng tự động hóa trong quy trình này mà công nghệ có thể can thiệp.
Anh Lê Hồng Lân - Giám đốc Luxperia DMC - Khách hàng của chúng tôi chia sẻ rằng, với việc sử dụng Phần mềm TravelMaster, họ có một nền tảng quản trị doanh nghiệp du lịch toàn diện.
“Toàn bộ danh mục sản phẩm của chúng tôi đang được thực hiện thủ công trên Excel - điều đó cũng sẽ thay đổi. Tất cả thông tin giờ đây sẽ được tích hợp vào một nơi và mọi thành viên trong nhóm có thể dễ dàng tiếp cận. Điều này cũng sẽ giúp ích trong quá trình ra quyết định. Tính toàn vẹn của dữ liệu với một hệ thống như TravelMaster sẽ mang lại giá trị lớn cho chúng tôi.”
Phần mềm du lịch TravelMaster giúp tối ưu quy trình kinh doanh từ đầu đến cuối - từ xây dựng sản phẩm, bán sản phẩm cũng như liên lạc với nhà cung cấp trước và sau chuyến đi.
Khác với những giải pháp khác, tính năng trên Phần mềm TravelMaster được thiết kế chuyên sâu theo nghiệp vụ du lịch lữ hành và tối ưu cho từng tác vụ cụ thể. Tất cả các hoạt động quản trị dữ liệu nhà cung cấp, xây dựng sản phẩm, tiếp thị, kinh doanh cho tới điều hành, kế toán và quản lý trên phần mềm đều tập trung giải quyết 3 bài toán cốt lõi là quản trị dữ liệu, thúc đẩy kinh doanh, tăng cường kết nối. TravelMaster giúp doanh nghiệp du lịch:
Với cách phân bổ nguồn lực khác nhau, các công ty du lịch có thể tập trung nhiều hơn vào “thế hệ khách du lịch tiếp theo” bằng cách tự động hóa công việc lặp đi lặp lại và giải phóng thời gian để tập trung vào khách hàng cũng như nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Nhìn chung, mặc dù Ngành Du lịch có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc áp dụng công nghệ, nhưng ngày càng có nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ số trong việc nâng cao hiệu quả và tăng trưởng doanh thu, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và duy trì khả năng cạnh tranh trong một thị trường đang phát triển nhanh chóng.
Một chiến lược công nghệ phù hợp sẽ giúp tổ chức du lịch tập trung vào hoạt động kinh doanh chính của mình, trong đó công nghệ đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ kinh doanh chứ không phải là một vấn đề nhỏ.
Bạn có quan tâm đến việc Phần mềm TravelMaster có thể giúp gì cho doanh nghiệp du lịch của bạn không? Hãy yêu cầu một bản demo và trải nghiệm nhé!