11.04.2018 | Sale & Marketing
Đúng theo dự đoán của Facebook, nhiều quản trị viên đã nhận thấy sự giảm sút về khả năng tiếp cận và lượt truy cập vào các trang của mình. Ngay sau thông báo của Facebook, BuzzSumo đã công bố dữ liệu họ thu thập được về 25 triệu bài viết trên Facebook mà 10.000 nhà xuất bản hàng đầu đã đăng trong năm qua. BuzzSumo phát hiện ra rằng, nhìn chung, tổng số lượt share tăng lên, nhưng lượng share trung bình cho các bài viết có đính kèm link lại giảm.
Vậy điểm mấu chốt ở đây là gì? Loại nội dung bạn đăng lên, cùng với sự thay đổi thuật toán có tác động không nhỏ đến khả năng tiếp cận, sự tương tác cũng như lượt truy cập vào trang của bạn.
Đặc biệt đối với các thương hiệu và content marketers, rõ ràng việc đăng kèm theo link dẫn tới website, blog không đem lại hiệu quả như mong đợi. Thay vào đó, việc tận dụng Facebook như một cách kết nối trực tiếp với khán giả, khuyến khích thảo luận, thể hiện giá trị và xây dựng mối quan hệ, sẽ thúc đẩy lượng truy cập.
Chính vì vậy, chúng tôi đã tập hợp các phương pháp tốt nhất cùng với một số tips để tăng khả năng tiếp cận và tương tác với các bài viết của bạn trên Facebook.
1. Thực sự hiểu đối tượng/ khách hàng của bạn
Lời khuyên của Facebook về việc tăng cường khả năng tiếp cận tự nhiên cho các Pages khi có sự thay đổi thuật toán News Feed đó là “đăng nội dung mà khách hàng có xu hướng chia sẻ với bạn bè."
Sau khi đọc, bạn có thể nghĩ: "Hả?" Mặc dù có vẻ hiển nhiên, nhưng đó cũng là lời nhắc nhở cần thiết. Một khi chúng ta bị cuốn vào guồng quay cuộc sống hàng ngày với những sáng kiến mới được đưa ra, một số xu hướng xã hội mới nổi lên, chỉ trong một phút - chúng ta cũng có thể quên mất khách hàng là ai và họ thực sự quan tâm đến điều gì.
Dành thời gian để phân tích số liệu từ trang web và Facebook Insights để tìm ra loại bài viết thực sự thu hút với khách hàng của bạn. Xem loại bài đăng nào kéo được nhiều lượng truy cập nhất đến trang web, cũng như các bài đăng đang thu hút sự tương tác nhất, từ đó điều chỉnh kế hoạch về nội dung và thông điệp của mình.
Tất nhiên khách hàng sẽ thay đổi sở thích của họ, vậy nên bạn hãy đảm bảo việc kiểm tra dữ liệu này thường xuyên và điều chỉnh khi cần thiết.
Xem các đề xuất của Facebook để nắm được Page Insights một cách tường tận.
2. Tránh sử dụng tiêu đề "mồi nhử_clickbait" trong các bài viết của bạn
Mỗi nhà xuất bản, thương hiệu hoặc nhà tiếp thị (marketers) có thể sử dụng một tiêu đề giật gân để thu hút sự chú ý và tăng thêm những cái click chuột vào bài viết. Điều đó có thể ổn nếu bạn thực sự có thể cung cấp những nội dung thực sự giật gân và có giá trị. Nhưng đôi khi, trong một vài trường hợp, nó chỉ là chiêu trò “câu view”.
Facebook thực ra đang sử dụng một hệ thống để phát hiện các tiêu đề “câu view”, “mồi nhử” thông qua xác định các trang và các tên miền web đăng loại thông tin đó, từ đó giảm sự phân bố các bài đăng như vậy trên News Feed.
Facebook khuyến nghị sử dụng tiêu đề giàu thông tin, “sạch sẽ” và nội dung bên trong phải phù hợp với tiêu đề. Về cơ bản, không được spam hoặc đưa ra những tiêu đề dễ gây hiểu nhầm, và tiêu đề không chỉ tập trung tăng số click chuột mà quan trọng hơn phải khiến người dùng tham gia tương tác với nội dung đó.
Đây là một ví dụ mà Facebook khuyên chúng ta không nên làm.
3. Sử dụng Hashtags
Mặc dù sử dụng hashtag (#) là yếu tố quan trọng nhất đối với Twitter và Instagram, nhưng vẫn chưa rõ liệu chúng có quan trọng đối với việc tiếp cận và tương tác trên Facebook hay không. Vây thì đơn giản hãy cứ đặt hashtag - đó là một cách chắc chắn và tuyệt vời để nội dung của bạn được tìm thấy.
Giống như Twitter hay Instagram, khi mọi người nhấp vào thẻ hashtag trên Facebook, hoặc tìm theo hashtag, họ sẽ tìm thấy các nội dung chứa các hashtag đó.
Nếu bạn muốn tham gia vào cuộc thảo luận, hãy sử dụng các hashtags phổ biến để thúc đẩy nó. Nếu bạn muốn tạo nên thương hiệu cho nội dung và bài đăng của mình, hãy tạo ra các hashtag đại diện cho chủ đề hoặc liên quan đến chủ đề đó và các hashtags có liên quan trên Facebook.
Bạn cũng có thể sử dụng Hashtagify.me để lấy ý tưởng nên dùng hashtag nào, nhưng về mặt kỹ thuật mà nói công cụ này dành riêng cho Twitter và Instagram. Nếu bạn sử dụng một công cụ như thế, hãy thử tìm các hashtags tìm được trên Facebook để xem chúng được sử dụng như thế nào.
Khi sử dụng hashtag mà muốn viết thành cụm từ, hãy viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ để tạo cảm giác dễ đọc và nhớ rằng tránh sử dụng dấu cách hoặc dấu chấm câu. Ngoài ra, hãy đảm bảo bạn hiểu ý nghĩa của bất kỳ hashtag nào bạn định sử dụng. Bởi vì hashtag có thể đại diện cho nội dung cuộc thảo luận hoặc thương hiệu của bạn, vậy nên hãy sử dụng công cụ như #tagdef để kiểm tra xem chúng có mang ý nghĩa gì gây khó chịu hay không.
4. Sử dụng chức năng "đề cập" và "gắn thẻ" để tìm đối tượng mới
“Đề cập-Mentioning” và “Gắn thẻ-tagging” các trang và người dùng khác trong nội dung của bạn là một trong những cách tốt nhất để mở rộng tính kết nối của bài viết. Không chỉ những người mà bạn gắn thẻ và đề cập đến sẽ nhận được thông báo, mà họ còn có xu hướng bị lôi kéo để tham gia vào bài viết và chia sẻ bài đăng của bạn với mọi người.
Và như bạn thấy trong hình, bài viết này đã nhận được cả tá lượt thích và nhận xét, bao gồm của cả chính tác giả.
Ngoài ra, khi được nhắc đến trong một nội dung thì đừng chỉ dừng lại ở đó. Nếu bạn nhận được comments (nhận xét) từ bất cứ ai, hãy trả lời và nhắc đến tên họ lần nữa và cứ thế giữ cho cuộc trò chuyện diễn ra.
5. Cân nhắc đến "video gốc"
Hầu hết các nhà xuất bản, những người làm thương hiệu và nhà tiếp thị đều biết rằng hình ảnh, nội dung video trong bài viết của họ một mặt thúc đẩy sự tương tác, mặt khác cung cấp cho thuật toán của Facebook những tin tức để Facebook biết rằng đó là những thứ mà mọi người đang quan tâm.
“Video gốc- Native video” là loại video sẽ tạo ra lượt tiếp cận rất lớn. Xét về nội dung truyền thông xã hội, “video gốc” là video được tạo ra hoặc được tải trực tiếp lên nền tảng phương tiện truyền thông xã hội và sau đó tự động phát trên News feed .
Bởi vì là những video trực tiếp nên nó xóa bỏ rào cản trong việc tương tác và giúp mọi người chia sẻ dễ dàng hơn, từ đó để bạn có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của mình. Bạn có thể tải lên các video đã tạo sẵn hoặc sử dụng chức năng Facebook Live để tạo nên sự gần gũi và thân thiện.
Dưới đây là một ví dụ tuyệt vời từ Microsoft. Chỉ trong một giờ đầu sau khi đăng, video này có hơn 3.000 lượt xem, 8 lượt shares và 54 lượt thích.
6. Khuyến khích nhân viên chia sẻ và tương tác với các bài đăng của bạn
Nhân viên của bạn nên là những fans lớn nhất của bạn. Bạn nên khuyến khích họ tương tác với trang Facebook hoặc chia sẻ bài đăng để tăng lượng tiếp cận và tương tác.
Bạn có thể làm điều này bằng cách gửi email nhắc nhở hàng tuần cho nhân viên về các chủ đề thú vị mà có thể thu hút họ, hoặc gửi cho họ những đoạn viết sẵn để họ chỉ việc sao chép và dán.
>> Xem thêm: Marketer gặp khó khăn gì khi Facebook thay đổi chính sách bảo mật mới?
Nguồn: Saga.vn