chia sẻ:

Bạn đã biết cách sử dụng những câu chuyện để quảng bá cho công ty du lịch chưa?

23.09.2016 | Sale & Marketing

tới những câu chuyện mà thông qua đó chúng ta có thể trở nên gần gũi với khách hàng hơn.. Thật vậy, quảng cáo trên truyền thông đã ra đời trong nhiều thập kỷ nay nhưng nó đã trải qua nhiều thay đổi. Những câu chuyện của bạn trong chiến dịch marketing không góp phần vào việc bán sản phẩm của công ty (ít nhất là không trực tiếp ảnh hưởng đến việc này), mục đích của của những câu chuyện đó là cho khách hàng thấy được cái hồn của thương hiệu, đồng thời thông qua đó bạn có thể kết nối với khách hàng trên phương diện cảm xúc
Bạn đã biết cách sử dụng những câu chuyện để quảng bá cho công ty du lịch chưa?

Với sự lan truyền và phát triển của của Internet cũng như xuất hiện nhiều người có hiểu biết về công nghệ (người tiêu dùng và làm truyền thông), việc thu hút sự chú ý của con người và chạm tới trái tim họ càng trở nên khó khăn hơn. Để trở nên vượt trội hơn so với các công ty đối thủ và hình thành một mối quan hệ cảm xúc với khách hàng, điều quan trọng là bạn phải có một câu chuyện thật hấp dẫn và thú vị để kể cho khách hàng nghe.


Loài người đã bắt đầu kể chuyện từ những giai đoạn đầu. Đó là cách chúng ta kết nối với thế giới, mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và tìm kiếm những trải nghiệm đáng nhớ. Những câu chuyện hay nhất chính là những câu chuyện có thể đánh thức cảm xúc. Bạn có nhớ truyện Ngôi nhà ma (The Shining) của Stephen King? Hay chuyện Cô lọ lem (Cinderella)? Những câu chuyện thú vị và hài hước sẽ là những câu chuyện dễ dàng đi vào lòng người nhất. Bạn cũng có thể kể những câu chuyện hài hước đã từng xảy ra với bạn của bạn hay các thành viên trong gia đình bạn để lôi cuốn mọi người.

Peter Guber, tác giả cuốn Tell to Win đưa ra 3 yếu tố cơ bản của một câu chuyện hay đó là:

Thách thức: Một câu chuyện thu hút sự chú ý của độc giả cần kèm theo thách thức hay câu hỏi để tạo sự nhận biết và tò mò. Điều quan trọng là bạn cần xác định bạn đang kể chuyện cho ai. Trên tất cả, bạn có thể tiếp cận những đối tượng độc giả khác nhau theo những cách khác nhau.

Đấu tranh: Bạn hãy khiến độc giả cảm thấy như mình là nhân vật chính đang đối diện với những khó khăn và dần vượt qua các thách thức.

Giải pháp: Khi câu chuyện đến hồi kết, nó cần tạo ra một vài thay đổi và chiều hướng bất ngờ. Nếu mọi thứ diễn ra chính xác như mọi người nghĩ, bạn sẽ đánh mất sự chú ý của độc giả. Nếu bạn kể một câu chuyện để quảng bá thương hiệu của bạn – dù là tinh tế như thế nào – bạn có thể thêu dệt với mục đích kêu gọi hành động tại mục này. Cách kêu gọi hành động có thể khuyến khích độc giả truy cập website của bạn, đặt tour hoặc dịch vụ nào đó mà bạn muốn độc giả sẽ làm sau khi đọc câu chuyện của bạn.

Làm thế nào bạn có thể thực hiện quảng bá công ty du lịch thông qua những câu chuyện? 

1. Khám phá lịch sử: Tìm hiểu lý do tại sao công ty bạn tồn tại

Tại sao công ty bạn tồn tại? Tại sao bạn làm nghề này? Điểm đến của bạn có gì đặc biệt? Tại sao dịch vụ bạn cung cấp phù hợp với mọi người? Khi bạn có thể kết nối cảm xúc với du khách qua những câu hỏi nêu trên, thương hiệu của bạn sẽ trở nên quen thuộc và đáng nhớ hơn.

Ví dụ, dựa trên câu chuyện của Airbnb. Một video nổi bật trên trang chủ kèm theo giọng nói và lời khuyên, “ Đừng đi đến Paris, đừng du lịch tới Paris và làm ơn đừng đến Paris. Sống ở Paris.” Từ khoảnh khắc đầu tiên, câu chuyện có thể khiến người xem đặt ra câu hỏi: Tại sao một công ty du lịch lại khuyên tôi không nên du lịch tới Paris?


Airbnb khiến bạn suy nghĩ về điểm khác biệt giữa việc đến thăm một điểm đến như bạn thường làm và thực hiện nó theo gợi ý của Airbnb đó là trở thành một phần của nó. Bạn có cần thêm điều gì để hiểu được triết lý đằng sau của Airnbn không? Trong một vài giây, thương hiệu này đã cố gắng để kết nối với bạn. Và điều thú vị nhất là nó đã cố gắng mang lại cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời thay vì chỉ kêu gọi đặt phòng. 

2. Kể chuyện trên website của bạn

Internet đã trở thành một công cụ tuyệt vời để thu hút khách hàng  - và việc chia sẻ câu chuyện của bạn có thể giúp bạn khơi gợi sự quan tâm của họ. Bằng cách nào? Thay vì chỉ tập trung vào thông tin về sản phẩm du lịch, hãy mang lại cho khách hàng cơ hội tìm hiểu sâu về những gì mà công ty bạn và những dịch vụ, sản phẩm mà bạn cung cấp. Một truyền thống gia đình? Một mục tiêu cá nhân để xây dựng doanh nghiệp? Những đêm không ngủ vô tận? Đó có thể là những câu chuyện thú vị mà bạn có thể chia sẻ với khách hàng trên website của mình.

Có nhiều hình thức kể truyện online mà bạn có thể áp dụng bao gồm thông qua video, hình ảnh, âm nhạc và văn bản. Hãy chọn phương thức mà bạn chuyên sâu, bạn tận hưởng và dùng nó để làm nổi bật câu chuyện của bạn.

Hãy nhớ rằng những câu chuyện hay nhất thường dụ dỗ và khiến độc giả tò mò. Hãy chọn một thao tác kêu gọi hành động bắt buộc để lôi kéo độc giả và để họ hòa vào câu chuyện. Ví dụ, câu chuyện của bạn có thể xây dựng với ý tưởng khách hàng đến thăm điểm đến của bạn và đặt một trong những tour online của bạn.

3. Biến người tiêu dùng thành nhân vật chính

Trong cuốn sách Vai trò của Độc giả xuất bản năm 1971 của Umberto Eco, ông viết rằng: Một câu chuyện chỉ thực sự hoàn thành khi độc giả có thể thấy được ý nghĩa từ trải nghiệm của riêng họ. Câu chuyện bạn kể chỉ có thể có được sức mạnh và hiệu quả khi nó thu hút được sự tham gia của độc giả vào câu chuyện đó.

Sử dụng website của bạn và truyền thông xã hội để chia sẻ những mẩu chuyện và tìm hiểu về hành trình thương hiệu của bạn. Hãy thể hiện một chút cảm xúc và khiến khách hàng của bạn lan truyền câu chuyện của bạn tới những người khác. Hãy để câu chuyện của bạn tiếp tục phát triển mà không có giới hạn nào.

Hãy kể cho khách hàng nghe câu chuyện của bạn, đó là một trong những cách tốt nhất và dễ dàng nhất để đi đến trái tim của khách hàng. Còn chần chừ gì nữa mà không tận dụng trang “Câu chuyện của chúng tôi” trên website của bạn và chia sẻ những giá trị, lý do và sự phát triển của công ty bạn.